Giải Pháp

Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái
( PV rooftop )

                Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng điện mặt trời không chỉ phổ biến trên thế giới mà còn lan rộng tại Việt Nam. Đặc biệt với cơ chế khuyến khích sử dụng điện mặt trời theo thông tư số 16/2017/TT-BCT do Bộ công thương quy định chính thức có hiệu lực vào ngày 26/10/2017  và  hướng dẫn 1337 Tập đoàn điện lực vào 22/03/2018 quy định rõ việc lắp công tơ 2 chiều miễn phí cho khách và quy định giá bán điện ngược lại cho EVN là 9.35 cent/1kWh*. Sẽ được bù trừ hàng tháng và tổng kết bán điện sau 12 tháng thực sự đã đưa điện năng lượng mặt trời trở thành một trong những nguồn năng lượng chính của Việt Nam trong tương lai gần. Có thể nói đây là giải pháp năng lượng được ưu tiên và khuyến khích lựa chọn vì ưu điểm tiết kiệm điện năng cũng như mang đến những ảnh hưởng tích cực đến môi trường.

Hệ thống điện năng lượng trời bao gồm:

  • – Tấm pin năng lượng mặt trời
  • – Inverter ( Bộ chuyển đổi DC-AC )
  • – Thiết bị giám sát thông minh
  • – Ắc Quy ( Lựa chọn thêm )
  • – Cáp điện và các thiết bị phụ trợ

      Dưới ánh sáng mặt trời, các tấm pin mặt trời chuyển đổi bức xạ mặt trời thành nguồn điện một chiều (DC). Nguồn điện DC sẽ được bộ chuyển đổi điện (inverter) chuyển hóa thành nguồn điện xoay chiều (AC) để cấp cho tải sử dụng.

Inverter được trang bị dải điện áp rộng, điện áp khởi động thấp và hiệu quả chuyển đổi cao 98%

Mạch dò điểm công suất cực đại (MPPT) với dải thích ứng rộng, thích ứng với môi trường khắc nghiệt nhằm tối ưu hóa năng lượng tạo ra từ hệ thống pin mặt trời.

Tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng mà hệ thống điện năng lượng mặt trời được phân ra làm 3 giải pháp chính:

                + Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập

                + Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới không dự trữ

                + Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có dự trữ